Xu hướng khởi nghiệp công nghệ 2020

10:01 | 07-01-2020

Trong tương lai, khi công nghệ là chìa khoá để thành công thì mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì việc áp dụng công nghệ cũng góp phần không nhỏ trong việc tăng cường kết nối, tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng và kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp quý độc giả hiểu hơn về các xu hướng công nghệ sẽ được sử dụng với tần suất lớn trong năm 2020:


Bùng nổ start-up trong lĩnh vực sản xuất robot

Sự xuất hiện của người máy (robot), từ các phòng thí nghiệm đến nhà máy, bệnh viện và cửa hàng bán lẻ đã không còn trở nên quá xa lạ, nhất là ở các quốc gia công nghiệp phát triển. Tại Việt Nam, Chính phủ đang tập trung vào việc phát triển các sáng kiến và ban hành pháp luật để đẩy nhanh quá trình tự động hóa. Chẳng hạn, Vinamilk đã chi hàng ngàn tỉ đồng cho tự động hóa. 

Xu hướng này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng bắt đầu tìm hiểu các giải pháp kỹ thuật số cho các trạm biến áp và nhà máy điện. Và còn nhiều nhà máy của Việt Nam đang dịch chuyển dần sang tự động hóa thay cho hoạt động sản xuất gần như thủ công trước đây. 

Hiện thị trường có khoảng 6 nhà cung cấp robot nhưng tất cả là của doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó tiềm năng thị trường robot ở Việt Nam tiếp tục tăng cao và còn nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp sản phẩm công nghệ này, nhất là đối với doanh nghiệp trong nước muốn tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí lao động và chi phí vận hành vốn tiêu tốn không ít nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Rô bốt là sản phẩm tích hợp cả khoa học và công nghệ với độ phức tạp cao. Cần có một sự tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh vực như  toán học, cơ học, vật lý, điện tử, lý thuyết điều khiển, khoa học tính toán và nhiều tri thức khác đê có thể thiết kế và chế tạo được rô bốt.

Có thể kể đến một số loại robot phổ biến nhiều trong thời gian vừa qua là: tay máy rô bốt (Robot Manipulators), rô bốt di động (Mobile Robots), rô bốt phỏng sinh học (Bio Inspired Robots) và rô bốt cá nhân (Personal Robots). Tay máy rô bốt bao gồm các loại rô bốt công nghiệp (Industrial Robot), rô bốt y tế (Medical Robot) và rô bốt trợ giúp người tàn tật (Rehabilitation robot). Rô bốt di động được nghiên cứu nhiều như xe tự hành trên mặt đất AGV (Autonomous Guided Vehicles), rô bốt tự hành dưới nước AUV (Autonomous Underwater Vehicles), rô bốt tự hành trên không UAV (Unmanned Arial Vehicles) và rô bốt vũ trụ (Space robots). Với rô bốt phỏng sinh học, các nghiên cứu thời gian qua tập trung vào 2 loại chính là rô bốt đi (Walking robots) và rô bốt dáng người (Humanoid Robots).

Kết quả hình ảnh cho robot industry in future

Công nghệ in 3D

Trong vòng 10 năm nữa 20% ngành sản xuất sẽ được thay thế bằng công nghệ in 3D. Theo tạp chí Forbes, hàng ngàn ngành công nghiệp, từ xe hơi và không gian vũ trụ đến công nghiệp da giầy và nữ trang, đã ứng dụng công nghệ 3D để tạo ra các sản phẩm. Theo báo cáo năm 2019 của Wohlers, ước tính thị trường chi cho sản phẩm và dịch vụ in 3D sẽ lên tới 15.8$ tỷ vào năm 2020 và tiếp tục tăng khoảng 23.9$ tỷ và hơn gấp 3 lần vào năm 2024. 

In 3D hay còn gọi là sản xuất đắp lớp (Additive Manufacturing-AM) là kỹ thuật in đắp từng lớp vật liệu (layer by layer) xếp chồng lên nhau. Công nghệ AM đã có mặt hơn 3 thập kỷ qua, chủ yếu sử dụng vật liệu polyme. Những tiến bộ khoa học gần đây cho phép sản xuất ra những linh kiện kim loại phức tạp đã tạo ra tiếng vang lớn cho ngành sản xuất đắp lớp. 

Ví dụ cho bạn dễ hiểu, in 3D có nguyên tắc hoạt động như các hệ thống máy chụp CT hay cộng hưởng từ (MRI). Các thiết bị này có khả năng quét và chụp cắt lớp bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể người. Và nếu như bạn xếp chồng các lớp này lại với nhau sẽ tạo nên một hình ảnh 3 chiều của cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Và điều này hoàn toàn tương tự như công nghệ in 3D.

Để phân chia các các chất liệu in 3D cần dựa vào cách thức xếp chồng và xây dựng mô hình 3D và vật liệu cấu thành, bao gồm

  • Công nghệ in 3D sử dụng vật liệu in 3D dạng nhựa dẻo và phi kim loại.

  • Công nghệ in 3D từ vật liệu kim loại.

  • Công nghệ in 3D sử dụng vật liệu hữu cơ.

Nhờ tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, in 3D ngày càng phổ biến và chi cho các sản phẩm in 3D cũng không quá đắt đỏ. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp rất nhiều đồ dùng trong cuộc sống sử dụng công nghệ in 3D như đồ chơi trẻ em, chi tiết máy móc, ốp lưng điện thoại, răng giả... với giá bán rất rẻ và cạnh tranh. Trong ứng dụng y tế, các nhà bác sĩ tái tạo các bộ phận giả, điển hình như chân, tay, răng, xương trên cơ thể người với độ chính xác hoàn hảo và có thể chuyển động linh hoạt theo ý muốn nhờ ứng dụng công nghệ in 3D.

in 3D y học

Một khớp háng nhân tạo được tạo ra bằng máy in 3D

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ in 3D ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Chủng loại máy in cung cấp trong nước chưa đa dạng, phần lớn phải nhập; khả năng sản xuất máy in trong nước còn hạn chế, mất nhiều thời gian,… Ngoài ra, công nghệ in 3D tại Việt Nam cũng đứng trước những thách thức như phụ thuộc vào trình độ thiết kế và kỹ thuật sử dụng máy in; áp lực cạnh tranh gia tăng trong tương lai khi các công ty nước ngoài với nhiều năm kinh nghiệm vào Việt Nam;… Do vậy, lĩnh vực này vẫn còn rất rộng mỡ cho các doanh nghiệp phát triển tuy nhiên các thách thức và cạnh tranh đi kèm cũng rất cao.

Công nghệ Nano 

Công nghệ nano (nanotechnology) là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanomet (nm, 1nm = 10−9 m). Không một ai phủ định được ứng dụng của công nghệ nano là rất lớn và có triển vọng phát triển trong tương lai. Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, có những thiết bị nhỏ cỡ nano có thể đi vào trong con người, tìm ra các bộ phận bị "ốm" và tuyệt hơn là góp phần làm bộ phận đó "khỏe" trở lại. Công nghệ này cũng được đánh giá là ít gây ảnh hưởng tới môi trường và hiệu quả hơn các công nghệ hiện tại. 

Ứng dụng lớn nhất của công nghệ nano phải nói tới việc ứng dụng vào ngành y tế. Ví dụ để điều trị bệnh ung thư, nhiều phương pháp điều trị khác nhau đã được thử nghiệm để có thể hạn chế các khối u phát triển và tiêu diệt chúng ở cấp độ tế bào. Một nghiên cứu đã cho kết quả rất khả quan khi sử dụng các hạt nano vàng để chống lại nhiều loại ung thư. Các hạt nano này sẽ được đưa đến các khối u bên trong cơ thể, sau đó chúng được tăng nhiệt độ bằng tia laser hồng ngoại chiếu từ bên ngoài để có thể tiêu diệt các khối u.

Công nghệ nano cũng đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực điện tử, đặc biệt là công nghệ năng lượng. Pin nano trong tương lai sẽ có cấu tạo theo kiểu ống nanowhiskers. Cấu trúc ống này sẽ khiến các cực của pin có diện tích bề mặt lớn hơn rất nhiều lần, giúp nó lưu trữ được nhiều điện năng hơn. Trong khi kích thước của viên pin sẽ ngày càng được thu hẹp lại.

Mặc dù công nghệ nano là công nghệ mới và hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nhưng đây ngành khó có thể thành công và cần thời gian dài để theo đuổi. 

Kết quả hình ảnh cho nano technology

Y tế là môt trong những ứng dụng phổ biến của Nano

Chatbot

Chatbot là một sản phẩm của trí tuệ nhân tạo có khả năng giao tiếp, trao đổi với con người thông qua trí tuệ nhân tạo đã được lập trình sẵn. Ứng dụng phổ biến của chatbot là  sử dụng qua ứng dụng nhắn tin để nói chuyện với con người. Theo báo cáo của Grand View Research dự báo thị trường chatbot trên thế giới sẽ đạt 1,23 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 24,3%. 

Theo tạp chí Chatbot, các các startup cần nghiên cứu và phát triển hơn nữa các bot phù hợp với hành vi của con người trong tương lai. Sau đây là 4 xu hướng chatbot điển hình trong năm 2020 các nhà khởi nghiệp có thể tập trung và xây dựng dự án để thành công. 

  • Bot đàm thoại và nói chuyện
  • Bot đa ngôn ngữ
  • Bot tự động hóa thanh toán
  • Bot để sử dụng nội bộ cho doanh nghiệp

Không có mô tả ảnh.

Chatbot hỗ trợ chăm sóc khách hàng

Riêng đối hoạt động chăm sóc khách hàng, Chatbot hoạt động vô cùng hiệu quả bởi nó có thể trả lời khách hàng tự động 24/7. Trên thực tế, chatbot nhanh hơn con người trong việc đưa ra câu trả lời. Hơn nữa, với chatbot các doanh nghiệp sẽ không cần thuê nhân viên để chăm sóc khách hàng. Điều này giúp cho doanh nghiệp cắt giảm được một phần chi phí cho nguồn nhân lực.

Trong tương lai, phần lớn qua hệ thống thông tin công nghệ thực hiện hầu hết giao tiếp với khách hàng  và chatbot là một trong số đó. Chatbox cho phép người dùng kết nối nhanh chóng với các nền tảng mạng xã hội khác đồng thời dễ kết nối, thích ứng nhanh cho từng hệ thống thông tin riêng của từng doanh nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiền bạc trong việc tiếp cận khách hàng

Tại thị trường Việt Nam, hiện chỉ có một vài chatbot được ứng dụng trong các lĩnh vực tiêu biểu như tư vấn bảo hiểm, ngân hàng, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư - kinh doanh online, thương mại điện tử,...

Là một trong số đơn vị tiên phong xây dựng và tạo ra nền tảng AI cho doanh nghiệp, đại diện Viettel AI cho biết, với mục tiêu mang đến sản phẩm hoàn thiện nhất đến tay người dùng Chatbot của Viettel AI được tích hợp với phiên bản 3.0 ứng dụng khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên hoàn chỉnh hơn, dễ dàng tích hợp với platform của từng doanh nghiệp và quan trọng là tích hợp với công cụ Automation Marketing.

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm Chatbot  của Viettel AI, tại sao bạn không đăng kí sử dụng ngay. Cách thức đăng ký rất đơn giản:

  1. Truy cập website: Viettel.ai

  2. Nhấn nút đăng kí tại góc trái màn hình

  3. Điền đầy đủ thông tin tài khoản